Cũng như các phần mềm đồ họa khác,việc sử dụng phím tắt giúp ta giảm thiểu được đáng kể thời gian làm việc,nhất là khi đang lụt Đồ án
Ngoài các phím tắt mặc định ta cũng có thể tự đặt các phím tắt,ai đã biết sơ qua về AutoCAD chắc cũng ko còn lạ lẫm gì về việc tự đặt phím tắt này nữa,3DMAX cũng vậy,bạn có thể đặt các phím tắt cho riêng các lệnh mà mình hay sử dụng.
Menu hệ thống-Customize-Customize User Interface

Ấn vào hình để xem hình to hơn

Tên: Bang lenh copy.jpg
Xem: 3
KT : 246,3 KB
ID : 60Ấn vào hình để xem hình to hơn

Tên: Bang lenh copy.jpg
Xem: 3
KT : 246,3 KB
ID : 60

Ta sẽ tìm thấy đầy đủ các Shortcut ( phím tắt ) tương ứng với các Action (các lệnh thực thi) trong bảng này.
Việc ghi nhớ tất cả thật là xa xỉ  tôi xin được đề đạt toàn bộ các phím tắt mà theo tôi là thực sự cần thiết và hay dùng nhất cho công việc.Đầu tiên hãy ghi nhớ nó,và thao tác trên máy tính của các bạn trong lúc đọc bài,sau này khi vẽ 3DMAX nhiều tự nó sẽ trở thành phản xạ giống như chơi Đế chế 

Shortcut-----------------------Action [Để thấy được tương tác hãy vẽ 1 khối hình cơ bản lên Viewport (khung hình)]

Dãy phím F:

F3 Chuyển đổi giữa các kiểu hiển thị Wireframe/Smoooth+Hignlights
F4 Bật tắt chế độ nhìn Khung dây

F5 Trục X
F6 Trục Y
F7 Trục Z
F8 Mặt phẳng (hợp bởi trục XY,YZ,XZ... tương ứng mỗi lần bấm F8)

Việc tách các trục ra thành các phím tắt là để tiện thao tác về sau,ví dụ như muốn vật dịch chuyển theo 1 trục duy nhất là trục X thì ta thao tác Move(dịch chuyển) nó và F5 để khóa việc dịch chuyển chỉ diễn ra trên trục X chứ vật thể ko nhảy lung tung theo hướng các trục khác.

F9 Render
F10 mở hộp thoại Render Setup (cài đặt các thông số render)
F12 Bật hộp thoại Transform Type-in

Phím số:

7 Hiển thị số lượng mặt
8 Bật hộp thoại Environment and Effects
Ctrl + (+) và Ctrl (-) tương ứng với phóng to thu nhỏ khung hình,hoặc dùng chuột giữa cũng ok.

Phím chữ:

W Move (dịch chuyển)
E Rotate(xoay)
R Non-Uniform Scale(thu phóng vật thể)

Các lệnh này khi kết hợp với F12 (bật hộp thoại Transform Type-in) thì việc dịch chuyển,xoay hay thu phóng sẽ được thực hiện chính xác theo thông số ta nhập vào hộp thoại Transform Type-in.
Ví dụ dịch chuyển 1 khối Box 1 đoạn là 1200mm theo trục X thì ta : Select Object(chọn đối tượng) - W - F12 - nhập vào bảng X thông số 1200.

F Front View ( Mặt đứng)
T Top View ( Mặt bằng)
B Bottom View ( Mặt đáy,hữu dụng trong việc nhìn phần trần nhà khi vẽ nội thất ^^)
L Left View ( Mặt bên trái)
R Right View (Mặt bên phải)
P Perspective (Phối cảnh)
C Camera View (Góc nhìn Camera)

Các góc còn lại Isometric User View (Hình chiếu trục đo) và Back View,các bạn sẽ tìm thấy khi bấm
V Viewport (và chuột phải để chọn góc cần nhìn)

Tên:  Viewport.jpg
Xem: 140
KT:  50,2 KB

Việc 3 ô chọn ở ảnh dưới được bật sáng,lần lượt đồng nghĩa với việc bạn sẽ Bắt điểm-E(Xoay)-R(Thu phóng) vật thể theo 1 thông số trong bảng Grip and Snap Setting (bật bảng này bằng cách ấn Chuột phải vào 3 ô chọn được đánh dấu trong ảnh) Thông số này bạn hoàn toàn có thể tự đặt.

Ấn vào hình để xem hình to hơn

Tên: Grip and Snap Setting.jpg
Xem: 3
KT : 135,2 KB
ID : 62

S Bật tắt Bắt điểm (ô ngoài cùng)
A Bật tắt Angel Snap Toogle (ô giữa) Xoay vật thể theo góc đã đặt
Ctrl+Shift_B Bật tắt Thu phóng theo tỉ lệ % đã đặt
( Trên hình Angel(góc) 5 độ và Percent (10%) tương ứng với việc xoay 5 độ và thu phóng 10% tỉ lệ vật thể )

Snap

Tên:  Snap.jpg
Xem: 142
KT:  81,0 KB

Trong thẻ Snap của bảng Grip and Snap Settings thì tôi chỉ chọn chế độ bắt điểm theo Vertex (điểm),sử dụng nó như thế nào sẽ được trình bày cụ thể vào bài sau.

G Bật tắt lưới tọa độ
J Bật tắt khung ảo bo khối vật thể
Z Zoom (tổng thể hoặc đối tượng đã được chọn)
X Khóa trục tọa độ ( Trục nào tùy mình F5,F6 hay F7,khi đó thao tác Dịch chuyển chỉ thực hiện trên trục tọa độ đã khóa thôi,ví dụ nếu khóa trục X thì vật thể chỉ di chuyển theo trục X v.v... điều này có thực sự có ý nghĩa khi bạn làm việc chỉ muốn vật thể dịch chuyển theo 1 hướng đã định)

Space (phím cách) Khóa đối tượng được chọn,khi đó ta chỉ thao tác làm việc với riêng vật thể đã khóa,ta sẽ ko chọn được đối tượng khác,đồng nghĩa với việc ko tác động lên các đối tượng khác.
H Bật bảng lựa chọn đối tượng theo tên

Tên:  Bang H.jpg
Xem: 140
KT:  96,6 KB

Ta thấy được đầy đủ các đối tượng từ Geometry,Shapes,Lights... đều xuất hiện trong bảng này.Bất kì đối tượng nào tồn tại trong file 3DMax của bạn đều sẽ ở trong bảng này.
Việc chia ra thành các phần Geometry,Shapes,Lights,Camera... là 1 cách tách nhóm thông minh của 3DMAX,nó giúp bạn lựa chọn đối tượng dễ dàng hơn khi mà các đối tượng vật thể,ánh sáng,camera... ở bài vẽ trở nên đông đảo và khó kiểm soát(điều này là dĩ nhiên với 1 bài khối lượng lớn ^^),bạn cần lựa chọn cái gì thì click bật sáng cái đó lên,cần tìm vật thể thì bật Geometry,cần tìm Camera nào đó thì tắt Geometry đi và bật sáng phần Camera lên...

M Bật bảng Material Editor ( Bảng vật liệu)

Dãy phím kết hợp

Alt + Q Isolated Selection ( Hiển thị đối tượng đã được chọn và ẩn các đối tượng khác )
Alt + X Làm trong đối tượng (nhìn xuyên qua được)
Alt + B Viewport Backgrond
Alt + A Align ( sẽ có 1 chap riêng về lệnh hữu ích này)
Alt + W Phóng to (tràn màn hình viewport)thu nhỏ giao diện làm việc góc chiếu
Shift + Q Render
Shift + F Bật tắt khung nhìn (khung này được ta đặt trong bảng F10 Render Setup thẻ Common - phần Output Size,khung này chính là kích thước khung ảnh mà ta render)
Shift + G Ẩn đối tượng Geometry
Shift + L Ẩn Lights (các nguồn sáng)
Shift + C Ẩn Camera
Ctrl + Z Undo (sử dụng máy tính thì chắc chẳng cần nói về tổ hợp phím này,haizzz...)
Cách chỉnh giới hạn số lần Ctrl + Z:
3DMAX để mặc định là 20 lần,bạn có thể thay đổi thành bao nhiêu lần tùy ý bằng cách vào Customize trên Menu hệ thống -> Preferences -> General -> Scene Undo con số trong bảng thể hiện số lần có thể Undo,ta hãy đặt lại nó theo ý mình.

Ctrl + Y Ngược lại của Undo
Ctrl + R Xoay góc nhìn (Việc để chuột trong vòng tròn và ngoài vòng tròn để xoay có hiệu ứng khác nhau đấy nhé,mọi người tự trải nghiệm)
Như đã trình bày ở phần mở bài,các phím tắt mặc định của 3DMAX nằm trong bảng Customize User Interface nhiều khủng khiếp,phần trên là phần cần nhớ duy nhất thay vì ghi nhớ tất cả đống phím tắt rồi cả đời vẽ 3DMAX ta chỉ sử dụng có 1 lần .Phần trên đều là các phím tắt thực sự hữu dụng mà ta sẽ sử dụng rất nhiều trong quá trình vẽ 3DMAX về sau.
Dĩ nhiên khi bạn biết nhiều về 3DMAX hơn,vẽ nhiều hơn,sẽ có nhiều lệnh mà người vẽ rất hay dùng nhưng lại không có phím tắt,chính vì thế mà việc của ta cần làm là đặt phím tắt cho lệnh đó,để tiết kiệm thời gian cho mình.Cách đặt phím tắt cho lệnh bất kì như thế nào tôi sẽ trình bày ở phần 2 của bài viết này.
Về sau trong những bài viết tiếp theo về các lệnh trong 3DMAX tôi sẽ lồng ghép thêm phần "Đặt phím tắt",nghĩa là tôi thấy lệnh này ta sẽ sử dụng nhiều và cần đặt phím tắt tôi sẽ khuyên mọi người nên đặt phím gì cho tiện,còn mọi người thích sử dụng phím gì hơn thì đó là quyền tự do cá nhân và cá tính của bạn,đây có lẽ là 1 điều thú vị nữa của việc vẽ 3DMAX.